Benhdongkinh

Benhdongkinh

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Tư vấn phòng và điều trị bệnh động kinh cùng GS. Lê Đức Hinh

        Động kinh hay kinh phong là căn bệnh đã được biết đến từ lâu. Trên thế giới trung bình cứ 1000 dân thì có 7 người mắc căn bệnh này và ở những nước đang phát triển như Việt Nam thì tỷ lệ mắc bệnh còn có thể cao gấp đôi. Ở nước ta hiện nay có khoảng 800.000 người bệnh động kinh đang được quản lý và điều trị. Con số thực tế có thể còn cao hơn rất nhiều do khả năng nhận thức bệnh còn thấp và việc tuân thủ điều trị chưa tốt. Bệnh không chỉ nguy hiểm bởi những ảnh hưởng trên thể chất người bệnh mà còn do những tác động tâm lý mà nó mang lại.

Bệnh động kinh ảnh hưởng cả tâm lý và thể chất

Để kiểm soát bệnh động kinh và dự phòng cắt cơn hiệu quả, ngày 28/05/2015 vừa qua, website tuvansuckhoe24h.com.vn cùng với nhãn hàng Egaruta – giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh đã tổ chức buổi tư vấn trực tuyến với chủ đề: “DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH”. Buổi tư vấn có sự tham gia của GS. BS Lê Đức Hinh – Chủ tịch Hội thần kinh học Việt Nam. Tại buổi tư vấn, Giáo sư Lê Đức Hinh đã giải đáp thắc mắc của nhiều quý vị độc giả xoay quanh triệu chứng, nguyên nhân, cách dự phòng và một số phương pháp điều trị bệnh động kinh. Dưới đây là một số câu hỏi được nhiều quý vị độc giả quan tâm:

Câu hỏiCon em 27 tháng tuổi, bé hay duỗi chân trái nhưng không bị hôn mê khi duỗi và em đã đưa bé đi khám ở 165B Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TPHCM thì được đo điện não và BS kết luận: "bé bị động kinh tự phát có khu trú (cục bộ)(từng phần) và hội chứng động kinh với cơn khởi phát khu trú". Bác sĩ cho uống thuốc và chỉ định sau một tháng tái khám và khi dùng thuốc thấy bé đỡ hơn rất nhiều. Nhưng mấy ngày nay bé bị sốt do Amiđan thì bé duỗi chân nhiều hơn. Tình trạng bé vậy có cần đi tái khám sớm hơn để đổi thuốc không ? Và mỗi lần bé duỗi chân có cần tác động gì để hạn chế không ? Bé có cần kiêng cử gì không? Bệnh này có thể chữa khỏi trong thời gian bao lâu ? Có ảnh hưởng nhiều đến não bé sau này không? Em có nên cho bé uống gì thêm để việc dùng thuốc lâu không hại đến gan,thận? Em xin cảm ơn!

Trả lời: Những biểu hiện như chị nói trên đã được thầy thuốc chuyên khoa xác định thì đúng là cháu mắc bệnh động kinh. Khi bị động kinh có nhiều thể lâm sàng khác nhau, như của cháu chỉ là co, duỗi 1 bộ phận thì điều này cũng có có thể sốt hoặc sốt do mọc răng cảm cúm. Vậy nên điều trị theo khám lâm sàng nhưng chưa rõ là ở thể nào ở trẻ em có nhiều loại biểu hiện khác nhau cần cho bé đến bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2 chuyên khoa thần kinh tại TP HCM khám lại chứ không nên chỉ dùng điện não để có bằng chứng rõ ràng yên tâm hơn.
Với các cơn duỗi chân là biểu hiện tự nguyên của tế bào thần kinh, trong lúc có biểu hiện đó không để bị té, ngã nếu đang nằm cứ để nằm. Trong các lần tới vẫn có biểu hiện như thế thì cần xem thân nhiệt hàng ngày có biểu hiện gì không, nếu sốt 38 độ thì cần đi khám nhi khoa, tai mũi họng. Ngoài ra cần theo dõi lại và điều trị, có sổ tay ghi thời điểm xuất hiện hàng ngày, theo dõi nhiệt độ đưa cho thấy thuốc xem để biết được tần suất tái diễn để thầy thuốc tư vấn tốt hơn
Với phương pháp châm cứu nếu để gọi phương pháp đặc trị để chữa bệnh động kinh thì không phù hợp. Có chăng chỉ là phương pháp giải cứu kịp thời. Ông cha ta có câu: “Cơm không rau như đau không thuốc”. Phương pháp Y học cổ truyền có thể dùng nhưng nên thăm khám định kỳ.  Không nên tự ý ngừng thuốc mà phải có chỉ định của bác sĩ.




GS.BS Lê Đức Hinh trả lời thắc mắc của động giả xoay quanh bệnh động kinh

Câu hỏiThưa bác sĩ, mẹ cháu hay bị ngất ,sau khi ngất thì bị chóng mặt và mắc ói. Đi khám ở bệnh viện Đại học Y  dược bác sĩ chuẩn đoán có nguy cơ động kinh và cho dùng thuốc topiramte 25mg,levetitracetam 500mg uống lâu dài có tác dụng gì không và cách ngưng thuốc như thế nào. Bệnh này có được châm cứu không. Rất mong nhận được tư vấn. Cháu cảm ơn nhiều!

Trả lời: Theo như chị cho biết mẹ chị có những bất thường như hay bị ngất, sau khi ngất thì bị chóng mặt và mắc ói. Do không được thăm khám trực tiếp nhưng với trình độ của Bác sĩ BV Đại học Y dược tôi nghĩ việc cho thuốc là phù hợp. Tuy nhiên đối với cụ già lớn tuổi nên quan tâm đến tình trạng huyết áp có ổn định hay không? Xem lại chế độ ăn uống có những chất không phù hợp dẫn đến ói hay không? Hoặc nên thăm khám toàn thể, đặc biệt với người cao tuổi thì bệnh tim mạch, tiêu hóa nên chú ý hàng đầu.

Câu hỏiCách đây 2 năm tôi đột nhiên lên cơn động kinh, đi khám thì được phát hiện ra là bị u não. Sau khi được phẫu thuật cắt bỏ u não thì tôi thường xuyên bị tê tay chân khi cầm vật gì nặng, đến nay tôi vẫn bị lên cơn động kinh kèm theo cảm giác tê bì ở tay. Bác sĩ có cho tôi dùng thuốc Tegretol và Tanakan, nhưng uống vào thì thấy mệt mỏi và muốn ói. Bác sĩ cho tôi hỏi, liệu có cách nào điều trị khỏi dứt điểm được bệnh này không? Có phải do bị u não nên tôi bị lên cơn động kinh hay không?

Trả lời: Chúng tôi nghĩ rằng u não là 1 nguyên nhân gây ra tôn thương về não, tuy cắt bỏ những sẹo vẫn còn  nên anh vẫn có thê bị biến chứng co giật do có liên quan đến sẹo sau khi phẫu thuật. có 2 lý do anh thường xuyên có thể bị tê tay chân: một là thuốc chưa phù hợp, hai là chưa đủ liều lượng. Anh nên đến khám lại để xem liều lượng đã chuẩn chưa. Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc một cách lâu dài, để trách tái phát điều quan trọn là phải chọn thuốc và liều lượng cho đúng. Tanakan giúp năng cao trí tuệ cho người cao tuổi nên anh không nhất thiết phải dùng Tanakan  mà có thể thể dùng tegeretol, đây là vấn đề rất tế nhị và còn tùy thuộc giữa từng người. Tôi nghĩ thầy thuốc ở Tiền Giang rất giỏi hoặc anh có thể đến các chuyên khoa thần kinh TP HCM các bác sĩ chuyên khoa thần kinh ở đây rất có kinh nghiệm các trường hợp như thế này, chúc anh nhanh khỏi bệnh!

Để được tư vấn về bệnh động kinh hãy gọi vào số 0962.546.541!





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét