Benhdongkinh

Benhdongkinh

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

GABA - ĐÍCH ĐẾN BỆNH ĐỘNG KINH

        GABA ( acid gamma – aminobutyric) là thuốc an thần tự nhiên của cơ thể, là một acid amin được sản xuất trong não. Thông thường, bộ não sẽ tiết ra lượng GABA chúng ta cần. Nhưng có thể do chế độ ăn uống kém, tiếp xúc với chất độc môi trường, hoặc các yếu tố khác, nồng độ GABA có thể trở nên cạn kiệt. Quá ít hợp chất quan trọng này có thể dẫn đến sự lo lắng, khó chịu, và mất ngủ, thiếu hụt GABA cũng liên quan đến trầm cảm. Trong cơ thể người, GABA được tổng hợp trong não bộ từ một axít amin khác là Glutamate.
GABA là một trong dẫn truyền thần kinh quan trọng nhất của não và các rối loạn chức năng GABA có liên quan với bệnh tự kỷ, động kinh và tâm thần phân liệt.

Vai trò của GABA

     GABA có vai trò ngăn ngừa co giật trong bệnh động kinh

        Vai trò của GABA trong não là để chống lại các hành động của dẫn truyền thần kinh kích thích như acetylcholine, thúc đẩy thư giãn và làm giảm sự kích thích của não. Khi GABA trong não đạt đến mức độ được dưới mức bình thường hoặc khi GABA bị suy yếu, các tế bào thần kinh trở nên kích thích quá mức, dẫn đến co cơ và gây ra cảm giác bồn chồn. Ngược lại ở trẻ em, khi não bộ chưa phát triển hoàn toàn thì GABA lại là chất kích thích dẫn truyền thần kinh và góp phần vào việc phát triển não bộ.
GABA được bổ sung để tạo thư giãn và giấc ngủ, chúng cũng có vai trò ngăn ngừa co giật trong bệnh động kinh, ngoài ra GABA cũng được dùng để cải thiện sự thiếu tập trung trong rối loạn tăng động giảm chú ý.
GABA còn có vai trò giảm huyết áp và giảm các rối loạn lo âu, ngoài ra GABA có thể  giảm triệu chứng đau lưng và viêm khớp, và  có thể được sử dụng như một bộ điều chỉnh trương lực cơ.

GABA - Thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn

        GABA không gây buồn ngủ, thay vào đó bằng cách giảm bớt sự lo lắng, là một chất trợ giúp giấc ngủ làm cho con người dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Các thụ thể GABA có mặt với mật độ cao trong đồi thị, một vùng trong não bộ có liên quan đến quá trình ngủ.

GABA với rối loạn trầm cảm

        Mặc dù các mức độ GABA thấp đã được phát hiện với những bệnh nhân bị trầm cảm theo nhiều cách thức khác nhau và nhiều thuốc GABA cung cấp liệu pháp điều trị hữu hiệu cho chứng trầm cảm, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá hiệu quả của việc bổ sung GABA khi bị trầm cảm.

GABA – Trị liệu trong bệnh động kinh

        Trong khi nguyên nhân cụ thể của bệnh động kinh vẫn còn là một bí ẩn, các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa mức GABA tự nhiên thấp và co giật trong  một số trường hợp. Từ đó, các loại thuốc tăng cường tác dụng GABA được sử dụng để điều trị một số rối loạn thần kinh hoặc tâm lý. Ví dụ, trong cơn động kinh, có sự  hoạt động quá mức trong vỏ não, để kiểm soát co giật, thuốc tác động lên các thụ thể GABA như benzodiazepin và phenobarbital, phục vụ để tăng cường mức độ GABA trong não.

Thực nghiệm và lâm sàng - Bằng chứng nghiên cứu chỉ ra rằng GABA có một vai trò quan trọng trong cơ chế và điều trị bệnh động kinh

        Nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung GABA theo đường uống có thể có lợi ích đối với chứng động kinh. Một số nghiên cứu lâm sàng và động vật đã thử nghiệm tác dụng của sự kết hợp giữa GABA và phosphatidylserine (PS) trong điều trị nhiều dạng rối loạn co giật.


Sản phẩm có chứa GABA giúp giảm triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý



         Mặc dù nhiều loại thuốc chủ vận GABA tổng hợp có thể gây ra những tác dụng phụ, phạm vi từ buồn ngủ và chóng mặt cho tới gây nghiện, việc bổ sung GABA tự nhiên lại không gây tác dụng phụ. Hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm thảo dược có chứa GABA tự nhiên, kết hợp với các dược liệu như An tức hương, câu đằng, magnesi clorid giúp ổn định điện thế màng tế bào, ức chế tính hưng phấn của thần kinh trung ương, ổn định dẫn truyền thần kinh từ đó làm giảm tần suất và mức độ các cơn động kinh.

Thu Hà


THỰC PHẨM KIÊNG KỴ CHO NGƯỜI BỆNH ĐỘNG KINH

        Nếu bạn bị bệnh động kinh, bạn có thể thấy tần suất cơn co giật tăng lên sau khi ăn một số loại thực phẩm nhất định bởi theo Hiệp Hội phòng chống bệnh động kinh, do các thành phần trong thực phẩm có khả năng gây kích hoạt cơn co giật. Vì vậy, ngoài các chế độ ăn uống lành mạnh đủ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần phải tránh các loại thực phẩm có thể gây ra cơn co giật để đảm bảo sức khỏe cho chính mình.

Dưới đây là một số thực phẩm cần tránh cho người bệnh động kinh:

  Carbohydrate tinh chế

Pizza có thể làm tăng tần suất cơn co giật

        Nghiên cứu công bố trên tạp chí “Thần kinh” năm 2006 cho biết những bệnh nhân được điều trị theo phác đồ ăn kiêng với thực phẩm có chỉ số glycemic thấp cho thấy cơn co giật ít hơn 90% so với những người ăn các thực phẩm có chỉ số glycemic cao. Chỉ số glycemic là mức đo áp dụng cho thực phẩm dựa trên việc carbohydrate trong thức ăn chuyển hóa thành đường trong máu nhanh như thế nào. Các chuyên gia khuyến cáo một số bệnh nhân động kinh có nồng độ đường huyết dao động bất thường có thể gây co giật, vì vậy để cân bằng lượng đường trong máu người bệnh cần tránh ăn các thực phẩm carbohydrate tinh chế như pizza, nước ngọt, bánh mì trắng, bánh ngọt, bành mỳ, khoai tây chiên, mỳ ống, mỳ sợi, gạo trắng…Thay vào đó hãy chọn những thực phẩm có chỉ số glycemic thấp như ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu, các loại đậu, sữa chua và các loại hạt.

        Một số loại trái cây và rau quả

        Hầu hết các loại trái cây và rau quả đều có chỉ số glycemic thấp, nên không ảnh hưởng đến đến lượng đường trong máu, tuy nhiên có một số trái cây như xoài, nho khô, chuối, khoai tây nghiền…các chuyên gia khuyến cáo người bệnh động kinh không nên dùng vì có thể làm tăng đường huyết gây ra cơn co giật.

      Bột ngọt

        Bột ngọt thường được sử dụng như một hương liệu để tăng hương vị và làm chất bảo quản trong nhiều loại thức ăn. Các nghiên cứu vào năm 2004 cho thấy sử dụng bột ngọt dư thừa có thể thay đổi các dây thần kinh trên não và dẫn đến chứng co giật. Nếu bạn bị bệnh động kinh, tốt nhất nên tránh xa loại phụ gia thực phẩm này mặc dù chưa xác định được với lượng bột ngọt như thế nào có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh động kinh.

       Hạt cây bạch quả

        Nghiên cứu công bố năm 2001 trên tạp chí “Epilepsia” báo cáo rằng việc tiêu thụ một lượng lớn các loại hạt bạch quả có thể gây nôn mửa và co gật sau khi ăn chúng khoảng 4h. Hạt bạch quả thường có nhiều ở Trung Quốc và Nhật Bản, nghiên cứu này khuyến cáo rằng thực phẩm này gây ra cơn động kinh ở người không có tiền sử động kinh, vì vậy tốt nhất những người bị động kinh tốt nhất không ăn dư thừa hạt bạch quả vì chúng có thể gây độc cho hệ thần kinh.

       Đậu nành

        Các nghiên cứu cho thấy, estrogen kích thích các tế  bào não và có thể làm tăng tần suất cơn động kinh. Trong mầm đậu nành có chứa nhiều phytoestrogen tương tự estrogen, vì vậy nên hạn chế thực phẩm như đậu nành, đậu tương, đậu hũ, các chế phẩm từ đậu nành cho người bị động kinh đặc biệt là phụ nữ.

       Caffein


Cafein ảnh hưởng tiêu cực gián tiếp đến bệnh động kinh

        Đối với một số người bị bệnh động kinh, cafein có thể được xem là một chất kích hoạt cơn động kinh. Bạn nên lưu giữ một cuốn nhật ký để xem việc bạn tiêu thụ caffein có liên quan đến tần suất cơn động kinh của bạn hay không. Đối với bất kỳ ai, một lượng lớn caffein có thể gây khó chịu, bồn chồn, lo lắng và gây mất ngủ, vì vậy caffein có thể ảnh hưởng tiêu cực gián tiếp đến bệnh động kinh bằng cách làm gián đoạn giấc ngủ.
       Mặc dù caffeine có thể không gây co giật cho một số người bệnh động kinh tuy nhiên theo nghiên cứu các chuyên gia cho thấy nó có thể làm tăng thời gian của cơn động kinh trong điều kiện nhất định.
Thu Hà

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

CHẾ ĐỘ ĂN CHO TRẺ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý

         Rối loạn tăng động giảm chú ý ( ADHD) là một bệnh lý phổ biến ở trẻ. Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý biểu hiện ở chỗ trẻ không lúc nào ngồi yên một chỗ mà luôn tay luôn chân vận động không ngừng. Trẻ thường sờ vật này, bốc vật nọ, chạm vật kia, leo trèo chạy nhảy nên dễ làm hỏng đồ vật, vất vả cho cha mẹ và người lớn trông chừng và có nguy cơ bị tai nạn thương tích. Ngược lại trẻ khó tập trung trong việc học hay một việc tỉ mỉ nào đó, trẻ thường không kiên trì và mau chán nên thường có kết quả học kém, hay được phê là cá biệt. Những trẻ này cũng thường kèm theo triệu chứng khó ngủ.
Điều trị thường quy bao gồm tâm lý và hành vi trị liệu kết hợp với dùng thuốc.Trong những năm gần đây, các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn có liên quan đến chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ và có thể góp phần trong việc phòng chống bệnh này.

Chế độ ăn có liên quan đến chứng rối loạn tăng động giảm chú ý

Dưới đây là chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý:

Thực phẩm nên ăn

1.  Chế độ ăn giàu protein
          Các thực phẩm như  đậu, phô mai, trứng, thịt, pizza và các loại hạt có thể là nguồn cung cấp nhiều protein cho trẻ, ăn các loại thực phẩm vào buổi sáng và cho bữa ăn nhẹ sau giờ học. Nó có thể giúp cải thiện tập trung và có thể làm tăng thời gian tác dụng của thuốc ADHD.
         Lượng protein cần thiết tùy thuộc vào độ tuổi, thông thường trẻ em cần từ 24 đến 30 gram protein một ngày.

Protein cần thiết cho trẻ bị rối loạn tăng dộng giảm chú ý

2. Nhiều carbohydrate
Carbohydrate  có ở  các loại rau và một số trái cây, trong đó có cam, quýt, lê, bưởi, táo, và kiwi.Nên ăn lạo thực phẩm này vào buổi tối để cải thiện giấc ngủ cho bé.

3. Nhiều axit béo omega-3:
 Omega 3 có nhiều trong các loại cá biển như cá ngừ, cá hồi, cá trắng nước lạnh khác, có trong quả óc chó, dầu ô liu, dầu hạt cải. Đây là những chất cần thiết cho quá trình phát triển của não bộ, omega 3 cần thiết trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai, cho con bú và của trẻ nhỏ.
 Các axit béo omega 3 cũng có thể được bổ sung dưới dạng thuốc khi cần và có chỉ định của bác sĩ.

4. Bổ sung thực phẩm chứa sắt và kẽm

Cần bổ sung các thực phẩm chứa sắt và kẽm cho trẻ ADHD
         Thiếu hụt các khoáng chất này thường xảy ra ở trẻ sinh non tháng, nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai, mẹ bị thiếu máu trước khi mang thai, mẹ biếng ăn do nghén, suy dinh dưỡng ở phụ nữ trước khi mang thai, trẻ biếng ăn, chỉ uống sữa nhiều mà không chịu ăn. Trẻ có thể thiếu sắt tương đối do nhu cầu sắt tăng cao ở trẻ bình thường dưới 5 tuổi.
        Ngoài chức năng tạo máu của sắt, sắt và kẽm còn là tiền chất của hơn vài trăm enzym trong cơ thể. Các khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong phát triển hệ thần kinh và trí tuệ của trẻ. Thiếu hụt các khoáng chất này không chỉ liên quan đến rối loạn tăng động giảm tập trung mà còn làm giảm trí thông minh của trẻ.
        Sắt và kẽm có nhiều trong thực phẩm động vật, đặc biệt là thịt đỏ như thịt heo, bò, gan, cật... Nên cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm trong tuần kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C trong rau, trái cây để hấp thu tốt sắt và kẽm.

Nên hạn chế các loại thực phẩm sau:
    1. Đường và những đồ ăn ngọt

         Một số trẻ trở nên hiếu động sau khi ăn kẹo hoặc thức ăn có đường khác mặc dù không có bằng chứng cho thấy rằng đây là một nguyên nhân gây ra ADHD. Đối với các chất dinh dưỡng tổng thể tốt nhất, thức ăn có đường nên chỉ có một phần nhỏ trong chế độ ăn uống của trẻ.
Ngoài ra tiêu thụ nhiều đường đơn cũng làm gia tăng nguy cơ hạ đường huyết nhanh chóng ở trẻ do kích hoạt gia tăng nội tiết tố insulin. Hạ đường huyết sau khi dùng đường đơn làm thiếu hụt glucose - nguyên liệu chính cho não hoạt động - khiến ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.

      2. Cafein và những chất kích thích
 Các nghiên cứu cho thấy một lượng nhỏ cafein có thể làm giảm bớt một số triệu chứng ADHD ở trẻ em, tuy nhiên tác dụng phụ của caffeine có thể lớn hơn nhiều so với lợi ích đó. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo với trẻ bị ADHD nên hạn chế dùng hoặc tránh hoàn toàn các chất có chứa cafein

3. Tránh phụ gia thực phẩm và thực phẩm nguy cơ dị ứng cao

Các chất bảo quản làm tăng nguy cơ rối loạn tăng động

         Các phụ gia thực phẩm, nhất là loại tạo màu cho thực phẩm và các chất giúp bảo quản thực phẩm có thể làm gia tăng nguy cơ rối loạn tăng động giảm tập trung, do đó cần hạn chế nếu có thể ở những trẻ đã mắc bệnh này. Khi cần thiết, cha mẹ nên loại trừ những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao trong thực đơn của trẻ.

        Giống như những đứa trẻ khác trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý đều cần có một chế độ ăn uống lành mạnh.Tuy nhiên trẻ bị ADHD có thể gặp nhiều khó khăn trong ăn uống vì một số lý do, thứ nhất thuốc có thể làm giảm sự thèm ăn của trẻ, thứ hai những đứa trẻ này rất hiếu động cho nên chúng cần nhiều năng lượng và calo hơn những đứa trẻ khác, thứ ba đa số trẻ em đều thích ăn ngọt vì vậy nếu ăn quá nhiều đồ ngọt có thể làm thay đổi tâm trạng của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ.

TPCN Cốm Egaruta - Giải pháp mới cho bệnh động kinh


TPCN EGARUTA - Hỗ trợ điều trị động kinh và giảm các triệu chứng rối loạn tăng động

1. Thành phần: Mỗi gói chứa

- An Tức Hương: 105mg
- Taurine: 100mg
- Cao Câu Đằng: 75mg
- MgCl2: 30mg
- GABA: 25mg

2. Công dụng:

- Dùng kết hợp khi điều trị và phục hổi khả năng vận động của cơ thể sau cơn động kinh. Phòng ngừa và hỗ trợ giảm tần suất, mức độ các cơn co cứng, co giật.
- Giảm các triệu chứng rối loạn tâm thần, rối loạn cảm giác kèm theo cơn động kinh hoặc các nguyên nhân khác do: sốt cao, hội chứng cai rượu, chấn thương não, u não, áp xe não, viêm não, viêm màng não, tai biến mạch máu não,...

3. Đối tượng sử dụng

- Người mắc bệnh động kinh
- Người bị co giật do các nguyên nhân: sốt cao, hội chứng cai rượu, do tổn thương não sau chấn thương, u não, viêm não, tai biến mạch máu não,...
- Trẻ em bị sang chấn khi sinh, trẻ tăng động, không kiểm soát được hành vi, rối loạn cảm xúc.

4. Hướng dẫn sử dụng:

- Trẻ dưới 3 tuổi: 1/2 gói / lần x 2 lần / ngày
- Trẻ từ 3 tuổi - 10 tuổi: 1 gói / lần x 2 lần / ngày
- Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn: 2 gói / lần x 2 lần / ngày
- Nên uống trước bữa ăn 30' hoặc sau khi ăn 1h
- Nên sử dụng 1 đợt liên tục từ 3 - 6 tháng để có kết quả tốt nhất.
- Không dùng sản phẩm cho phụ nữ có thai

5. Bảo quản:

Để nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp

6. Quy cách đóng gói:

Đóng gói: 01 hộp x 30 gói x 3g
Khối lượng tịnh: 90 g

 Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Dùng kết hợp khi điều trị và phục hổi khả năng vận động của cơ thể sau cơn động kinh. hỗ trợ giảm tần suất, mức độ các cơn co giật.


Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM-IV:


A.Có tiêu chuẩn (1) hoặc (2):

(1) Trong số các triệu chứng giảm chú ý sau đây, có ít nhất 6 triệu chứng tồn tại trong thời gian ít nhất là 6 tháng, đến độ không thích nghi và không phù hợp với trình độ phát triển:

(a) Thường không thể tập trung chú ý nhiều vào các chi tiết hoặc phạm phải những lỗi lầm do bất cẩn trong học tập, làm việc hoặc trong các hoạt động khác.
(b) Thường khó khăn trong việc duy trì khả năng chú ý trong công việc hoặc trong vui chơi.
(c) Thường có vẻ không lắng nghe người khác nói chuyện trực tiếp.
(d) Thường không tuân theo những hướng dẫn hoặc không thể hoàn tất bài vở ở trường, công việc nhà, hoặc các trách nhiệm nơi làm việc (không phải do hành vi chống đối hoặc không có khả năng hiểu những hướng dẫn).
(e) Thường khó khăn khi tổ chức các công việc và các hoạt động.
(f) Thường né tránh, không thích, hoặc miễn cưỡng tham gia các công việc đòi hỏi sự cố gắng tinh thần liên tục (như làm bài tập ở trường hoặc bài tập về nhà).
(g) Thường để thất lạc những vật dụng cần để làm việc hoặc vui chơi (đồ chơi, dụng cụ học tập, bút chì, sách vở, và các dụng cụ).
(h) Thường dễ dàng bị chia trí bởi các kích thích bên ngoài; (i) Thường quên làm các công việc hằng ngày.

(2) Trong số các triệu chứng tăng động – bồng bột sau đây, có ít nhất 6 triệu chứng tồn tại trong thời gian ít nhất là 6 tháng, đến độ không thích nghi và không phù hợp với trình độ phát triển:

Tăng động

(a) Tay chân ngọ nguậy, ngồi không yên.
(b) Thường rời bỏ chỗ ngồi trong lớp học hoặc trong các tình huống đòi hỏi phải ngồi yên.
(c) Thường chạy nhảy hoặc leo trèo quá mức trong những tình huống không thích hợp (ở thiếu niên và người lớn, điều này có thể giới hạn ở mức đương sự có cảm giác bồn chồn chủ quan).
(d) Thường khó tham gia những trò chơi hoặc hoạt động giải trí cần phải giữ yên lặng.
(e) Thường luôn di chuyển hoặc hành động như thể “đang lái môtô”.
(f) Thường nói quá nhiều.

Bồng bột

(a) Thường buột miệng trả lời khi người khác chưa hỏi xong.
(b) Thường khó chờ đợi đến phiên mình.
(c) Thường làm gián đoạn hoặc quấy rầy người khác (xen vào các cuộc nói chuyện hoặc các trò chơi).

B.Một số triệu chứng tăng động – bồng bột hoặc triệu chứng giảm chú ý gây ra suy giảm chức năng được thấy hiện diện trước 7 tuổi.

C.Tình trạng giảm chức năng do các triệu chứng này được thấy hiện diện trong ít nhất 2 môi trường khác nhau (ở trường, ở nơi làm việc, hoặc ở nhà).

D.Phải có bằng chứng rõ ràng về tình trạng suy giảm chức năng đáng kể về lâm sàng trong hoạt động xã hội, học tập hoặc nghề nghiệp.

E.Nhữngtriệu chứng không phải chỉ có xảy ra trong rối loạn phát triển lan tỏa, Tâm thần phân liệt hoặc trong Rối loạn tâm thần khác và chúng không được giải thích rõ bởi một rối loạn tâm thần khác.

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

PHÂN BIỆT ĐỘNG KINH VỚI CÁC BỆNH KHÁC

        Co giật, sùi bọt mép chỉ là một số biểu hiện thường gặp của bệnh động kinh. Bệnh còn có nhiều kiểu biểu hiện khác từ nhẹ tới nặng.

Phân biệt động kinh với các bệnh khác

Bệnh động kinh có thể nhầm lẫn với bệnh khác

        Bệnhđộng kinh có rất nhiều biểu hiện khác nhau, vì vậy mọi người cần nhận biết rõ hơn về bệnh để đi khám và điều trị kịp thời. Triệu chứng bệnh động kinh rất đa dạng từ nhẹ tới nặng, từ có ý thức tới mất ý thức, từ không co giật tới co giật.
        Một ổ tổn thương trên vỏ não cũng có thể gây động kinh. Tổn thương ở một bên bán cầu não thì gọi là động kinh cục bộ (không mất ý thức), nhưng tổn thương nặng hơn lan qua bán cầu não còn lại sẽ khiến người bệnh mất ý thức.
        Biểu hiện co giật, sùi bọt mép chỉ là một kiểu hay gặp, còn có những kiểu động kinh tâm thần hết sức ghê gớm. Có người đang đi xe máy bỗng lên cơn động kinh, đuổi theo ủi vào xe khác hoặc không kiểm soát được hành vi dẫn đến giết người, tự tử…
        Các bác sỹ xác định, bệnh động kinh phải trải qua các quy trình khám lâm sàng, tìm hiểu bệnh sử của bệnh nhân và gia đình, tiền sử chích ngừa. Tiếp theo đó, bác sỹ sẽ cho bệnh nhân làm các xét nghiệm. Quan trọng nhất để xác định bệnh vẫn là chẩn đoán lâm sàng, bởi bác sỹ sẽ có định hướng cho những xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh cũng như phương án điều trị. Một xét nghiệm rất quan trọng đối với bệnh nhân nghi động kinh là điện não đồ. Nếu cần thiết, bệnh nhân sẽ được cho đo điện não đồ kéo dài trong 24 giờ.

Dễ nhầm với bệnh lý nguy hiểm khác

        Có nhiều trường hợp mặc dù có biểu hiện động kinh nhưng đó lại là triệu chứng của một bệnh lý khác, hay xảy ra ở người lớn. Đó là các bệnh u não, dị dạng mạch máu não, tai biến mạch máu não, viêm não do vi trùng, siêu vi trùng, lao hoặc ký sinh trùng, bệnh lý nội khoa gây ảnh hưởng về não, bệnh lupus, bệnh xã hội, hội chứng thận hư, viêm nội tâm mạc, áp xe não, bệnh rối loạn điện giải, chấn thương sọ não, sốt cao…

        Trong những trường hợp kể trên, bệnh nhân phải được điều trị hết bệnh nền thì các triệu chứng động kinh mới khỏi. Theo các bác sỹ, khi có triệu chứng bất thường, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế khám ngay. Bệnh động kinh về nguyên tắc có thể chữa khỏi nhưng với điều kiện bệnh nhân phải tuân thủ chỉ dẫn của bác sỹ. Nếu làm được điều này, tỷ lệ khỏi hẳn sau 5 năm điều trị là 70%. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được cho thuốc để dứt cơn và giữ nguyên liều thêm một năm. Thực tế vẫn có những trường hợp điều trị cả mười mấy năm vẫn không khỏi do gia đình và bệnh nhân không đủ kiên trì, bỏ ngang trong quá trình chữa chạy, tới khi bệnh nặng quá mới quay lại khiến kết quả điều trị không như mong muốn.
-------------------------------------------------------------------------


TPCN Cốm Egaruta – Giải pháp mới hỗ trợ điều trị bệnh động kinh

CốmEgaruta là giải pháp an toàn và hiệu quả giúp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh.

Thành phần

Gaba, An tức hương, Câu đằng, Taurin, Magne

Công dụng:

- Dùng kết hợp điều trị và phục hồi khả năng vận động của cơ thể sau cơn động kinh

- Phòng ngừa và hỗ trợ giảm tần suất, mức độ các cơn co cứng, co giật

- Giúp giảm các triệu chứng rối loạn tâm thần, rối loạn cảm giác kèm theo các cơn động kinh. Egaruta góp phần mang lại cho người bệnh một cuộc sống bình thường.

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐỘNG KINH

        Ðộng kinh là một rối loạn thần kinh thường gặp. Thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ động kinh trên thế giới hiện nay dao động từ 0,5 - 1% dân số, 50 trường hợp trên 100.000 dân. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, tỷ lệ mới mắc của động kinh trong một năm là 100/100.000 người.
Mặc dù không có chế độ dinh dưỡng chuyên biệt để làm giảm các cơn động kinh, song bệnh nhân vẫn cần tuân thủ một chế độ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng mà bác sĩ chuyên khoa đã tính toán.

Chế độ ăn ở người bị động kinh

        Người bị động kinh cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ để duy trì tình trạng sức khỏe chung, như folat (có trong trái cây và rau tươi hay hơi chín), calcium và magnesium (nhiều nhất trong các sản phẩm sữa), vitamin B12 (có trong sữa và thịt), vitamin K (rau xanh và các hạt ngũ cốc), vitamin D (trong dầu cá, thịt, sữa và được sản xuất trong cơ thể nhờ tiếp xúc ánh nắng mặt trời
Nếu người bệnh động kinh có các bệnh lý khác như tiểu đường thì cần tuân thủ chế độ ăn theo bệnh lý đó.


Thực phẩm giàu can xi tốt cho người bị động kinh

Ảnh hưởng của thuốc chống động kinh lên các chất dinh dưỡng

        Một số thuốc chống động kinh có thể làm giảm một số chất dinh dưỡng trong cơ thể như vitamin D, vitamin K, calcium, magnesium, manganese, sodium và folat. Tuy nhiên, ở đa số người bệnh dùng thuốc chống động kinh thì vấn đề này thường nhẹ và không nguy hiểm. Một số người bệnh dễ bị thiếu các vitamin như: người dùng thuốc chống động kinh liều cao, dùng nhiều thuốc chống động kinh, người già, trẻ đang phát triển, phụ nữ có thai, người nghiện rượu và những người ăn uống kém. Do vậy, đối với những đối tượng này cần cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt.

Làm thế nào để tránh thiếu hụt các chất dinh dưỡng?
        Cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp. Ăn đủ và đúng bữa. Cần được khám và kiểm tra bởi các bác sĩ. Tránh tự dùng các thuốc đa sinh tố mà không có lời khuyên của bác sĩ vì trong một số trường hợp nếu dùng quá nhiều các sinh tố có thể gây tác dụng ngược lại.

Rượu và thuốc lá
- Người bệnh động kinh cần kiêng rượu vì rượu dễ làm xuất hiện các cơn động kinh hơn, đặc biệt đối với một số hội chứng động kinh và ngăn cản tác dụng của các thuốc chống động kinh. Rượu còn có thể làm nặng hơn các tác dụng phụ do thuốc chống động kinh. Rượu có thể gây ra các cơn động kinh ở những người uống rượu nhiều, kéo dài nhưng ngưng uống rượu đột ngột. Ngoài ra, rượu còn làm giảm trí nhớ do vậy người bệnh dễ quên việc uống thuốc chống động kinh.
- Thuốc lá không ảnh hưởng đến các cơn động kinh, tuy nhiên khi người bị động kinh hút thuốc mà có cơn động kinh có thể gây cháy nhà do thuốc lá.

Chế độ ăn sinh ceton

       Một chế độ dinh dưỡng đặc biệt được dùng để điều trị động kinh gọi là chế độ ăn sinh ceton (ketogenic diet).
Bình thường cơ thể dùng năng lượng qua việc tiêu thụ glucose (chất đường, bột) từ thức ăn. Tuy nhiên, cơ thể không dự trữ được một lượng lớn glucose mà chỉ có thể dự trữ để dùng trong 24 giờ. Khi một người không ăn trong 24 giờ (thời điểm bắt đầu chế độ ăn), thường được thực hiện trong bệnh viện, họ sẽ tiêu thụ hết năng lượng từ glucose dự trữ. Nếu glucose không được cung cấp thêm thì cơ thể sẽ bắt đầu tiêu thụ lượng mỡ dự trữ và đó là quá trình của chế độ ăn sinh ceton. Chế độ ăn này lấy 80% năng lượng từ mỡ, năng lượng còn lại từ protein và carbohydrat.
Vì vậy để không ảnh hưởng đến kết quả điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ nạp đủ lượng thức ăn và nước uống mà  bác sĩ chuyên khoa đã tính toán cẩn thận cho mỗi người. Chế độ ăn như vậy có thể làm giảm các cơn động kinh ở một số bệnh nhân mặc dù cơ chế tác dụng của nó vẫn chưa được hiểu rõ. Chế độ ăn này thường được chỉ định dùng cho trẻ bị động kinh dưới 16 tuổi và không đáp ứng với các thuốc chống động kinh. Các tác dụng phụ có thể gặp là mất nước, táo bón, sỏi thận, sỏi mật, viêm tụy, loãng xương, rối loạn kinh nguyệt.

Dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai bị động kinh

        Phụ nữ mang thai bình thường cần bổ sung thêm nhiều vitamin và các chất khác vì nhu cầu dinh dưỡng cho “hai người”. Đối với người bị động kinh thì nhu cầu này cao hơn bình thường vì một số thuốc chống động kinh làm giảm một số chất quan trọng như folat, vitamin K. Khi folat giảm thì khả năng bào thai bị dị tật sẽ gia tăng, do vậy phải cung cấp đủ folat trước khi mang thai và trong suốt quá trình mang thai. Liều folat thông thường là từ 0,4 - 4 mg (folat làm giảm nguy cơ khiếm khuyết thai nhi từ 60 - 70%). Khi vitamin K giảm có khả năng gây xuất huyết ở trẻ sơ sinh. Để tránh hiện tượng thiếu vitamin K, người mẹ cần dùng 10 mg vitamin K mỗi ngày trong tháng cuối thai kỳ.


Hoàng Nam

Để được tư vấn về bệnh động kinh hãy gọi  0962.546.541