Benhdongkinh

Benhdongkinh

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Cơn co giật - Có phải biểu hiện của bệnh động kinh?


        Bệnh động kinh không còn là một căn bệnh quá xa lạ ở thời đại ngày nay. Nhìn đứa trẻ bị mắc bệnh động kinh khi lên cơn co giật, Chúng ta không khỏi xót xa. Để có thể tránh cho trẻ mắc căn bệnh quái ác này. Chúng ta hãy tìm hiểu về nó.

Cơn co giật như thế nào được coi là động kinh?

        Cơn co giật được xem là một chứng bệnh thể hiện tình trạng rối loạn tạm thời về ý thức, cảm giác, vận động do sự phóng điện đột ngột quá mức nhất thời của một số tế bào thần kinh khiến cơ thể đột nhiên mất ý thức một thời gian ngắn, đồng thời gân cơ ở chân, tay hoặc toàn thân bị co rút và giật.

Cần phân biệt giữa co giật do sốt cao và co giật không kèm theo sốt

         Co giật do sốt cao là cơn giật xuất hiện khi sốt trên 38,5oC, thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, cơn giật trên dưới 10 phút kèm theo gồng toàn thân, do nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc virus như viêm màng não, viêm não, lỵ trực trùng,… Còn co giật không kèm theo sốt là cơn xuất hiện do các bệnh tổn thương hệ thần kinh trung ương như xuất huyết não, chấn thương sọ não, động kinh,…

  

    Sự phóng điện bất thường của các noron dẫn tới bệnh động kinh

        Khoảng 50% trẻ em có sốt cao co giật kéo dài và tái phát nhiều lần, kèm theo một số yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình có người bị động kinh, sốt cao co giật trước 9 tháng tuổi, chậm phát triển tâm lý và có dấu hiệu thần kinh bất thường cũng có thể tiến triển thành bệnh động kinh.
Như vậy, cơn co giật được coi là bệnh động kinh khi cơn giật ngắn trong khoảng 30 phút nhưng định hình giống nhau, lặp đi lặp lại, xuất hiện từ lần thứ 3 trở đi, cơn đến đột ngột mà không báo trước, đồng thời mất ý thức trong cơn.

Bệnh động kinh và phác đồ điều trị

          Khoảng 20 – 30% số bệnh nhân mắc bệnh động kinh có cơn co giật điển hình, nhưng nhiều khi trong điện não đồ lại không tìm thấy sóng động kinh. Tuy nhiên kết hợp các biện pháp thăm khám khác cùng với hỏi bệnh sử của bệnh nhân, các bác sĩ có thể chẩn đoán được có đúng là cơn động kinh hay không, thuộc loại cơn nào và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
          
   
       Trẻ sốt cao dễ dẫn tới những cơn co giật

        Trong phác đồ điều trị, ngoài việc cắt cơn co giật cần kết hợp hỗ trợ hô hấp và điều trị nguyên nhân. Khi xác định là cơn co giật trong động kinh, cần phải có sự theo dõi trong quá trình điều trị để ngăn ngừa nguy cơ cơn tái phát. Bên cạnh việc lựa chọn một số thuốc điều trị, các bác sĩ có thể phối hợp với một số sản phẩm thảo dược để giúp người bệnh mau chóng hồi phục.

Các cảnh báo khi điều trị động kinh

        Bệnh nhân bị bệnh động kinh cần được điều trị sớm sau khi được chẩn đoán, lựa chọn thuốc kháng động kinh theo từng thể co giật với liều ban đầu thấp sau tăng lên đến tối đa. Hơn nữa bệnh được kiểm soát theo triệu chứng nên cần sử dụng thuốc duy trì và không ngừng thuốc đột ngột, nếu không sẽ gây động kinh tái diễn, tần suất cơn dày hơn và cả động kinh kháng trị. Khi không lên cơn nào trong thời gian tiếp theo mới giảm liều từ từ rồi ngừng uống thuốc, nếu bệnh tái phát sẽ phải điều trị lại từ đầu.

Khi có co giật cần biết cách xử lý


        Khi có dấu hiệu lên cơn co giật, cần giữ bình tĩnh, không nên hốt hoảng và thực hiện các bước xử trí ban đầu: Đặt bệnh nhân nằm nghiêng bên trái, nới lỏng quần áo; Không nhỏ bất kỳ thứ gì vào miệng vì dễ gây sặc, tắc nghẽn đường thở. Gọi xe cấp cứu ngay nếu cơn động kinh tiếp tục kéo dài trên 5 phút, cơn khởi phát liên tiếp và không hồi phục ý thức sau khi hết cơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét