Benhdongkinh

Benhdongkinh

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

SỐT CO GIẬT Ở TRẺ EM

        Trẻ bị sốt cao co giật chưa được coi là động kinh, vì bệnh động kinh có đặc điểm co giật tái diễn mà không được kích hoạt bởi sốt. Nếu sốt cao co giật lần đầu trước 6 tháng tuổi hoặc dưới 5 tuổi thì chưa thể khẳng định rằng trẻ sẽ bị động kinh.

Sốt cao co giật là gì?

        Co giật do sốt cao là hiện tượng co giật do một cơn sốt gây nên thường gặp ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, từ 3 tháng đến 5 tuổi vì não của trẻ chưa phát triển đầy đủ và rất nhạy cảm với các rối loạn nhiệt độ. Khi sốt cao, đặc biệt là nhiệt độ lớn hơn 39.2 (đo ở hậu môn) sẽ kích thích não của trẻ nhỏ và gây khởi phát một cơn co giật.Trong cơn co giật do sốt, đứa trẻ thường mất cảm giác, giật cả chân tay và toàn bộ cơ thể.Trường hợp ít phổ biến hơn, trẻ trở nên co cứng hoặc co giật một phần cơ thể, chẳng hạn như một cánh tay hoặc một chân, hoặc bên phải hoặc chỉ bên trái. Hầu hết các cơn co giật do sốt kéo dài một hoặc hai phút, một số trường hợp xảy ra trong vài giây, có trường hợp kéo dài hơn 15 phút, thậm chí hơn một tiếng.



Sốt co giật thường gặp ở trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi.

Điều gì làm cho sốt cao co giật ở trẻ dễ bị tái phát

        Một vài yếu tố làm tăng nguy cơ sốt cao co giật dễ bị tái phát là sốt thường xuyên, thành viên trong gia đình có tiền sử co giật do sốt. Nếu co giật xảy ra ngay khi cơn sốt bắt đầu hoặc khi nhiệt độ tương đối thấp thì nguy cơ tái phát sẽ cao hơn. Thời gian co giật ban đầu dài hay ngắn không ảnh hưởng đến nguy cơ tái phát co giật do sốt.

Sốt co giật có tiến triển thành động kinh không?

        Sốt co giật ở trẻ là điều lo lắng cho các bậc phụ huynh, đại đa số các cơn sốt co giật là ngắn hạn và vô hại. Không có bằng chứng cho thấy sốt cao co giật ngắn gây tổn thương não và trẻ vẫn có khả năng phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên một số ít có nguy cơ tiến triển thành động kinh sau một hoặc vài lần sốt cao co giật.  
        Nói cách khác khoảng 95% trẻ em từng bị sốt co giật không tiến triển thành bệnh động kinh, tuy nhiên một số ít trẻ em bao gồm cả những người bị bại não, chậm phát triển não, hoặc bất thường về thần kinh khác sẽ có nguy cơ phát triển thành bệnh động kinh. Ngoài ra, trẻ có cơn co giật kéo dài trên một giờ hoặc co giật tái phát trong vòng 24h thì cũng có nguy cơ cao phát triển thành động kinh.




Sốt co giật ở trẻ có thể tiến triển thành động kinh

Cần phải làm gì khi trẻ bị sốt co giật

            Bạn hãy bình tĩnh và đừng nên hốt hoảng vì đa số các cơn co giật chỉ kéo dài dưới 5 phút và hiếm khi gây hại đến sức khỏe của trẻ. Cũng không nhất thiết phải mang trẻ đến bệnh viện ngay mà hãy dành thời gian để thực hiện các biện pháp khẩn cấp sau đây:
        - Ghi nhớ thời gian bắt đầu cơn co giật để xác định chính xác khoảng thời gian cơn co giật. Ðây là điều quan trọng trong việc đánh giá độ nặng của sốt cao co giật. Nếu cơn co giật kéo dài 10 phút thì nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
       - Để ngăn ngừa chấn thương do tai nạn, nên đặt trẻ trên một bề mặt bằng phẳng như nền hoặc sàn nhà.
      - Ðặt trẻ ở tư thế nằm ngửa và đầu nghiêng về một bên hoặc cho trẻ nằm nghiêng một bên để đường thở thông suốt (tránh nghẹt đàm dãi). Tuyệt đối không cho trẻ ăn uống gì trong lúc bị co giật.
      - Hạ sốt càng nhanh càng tốt vì sẽ làm rút ngắn cơn co giật: Cởi bỏ quần áo, lau mát toàn thân, tốt nhất là nước ấm để làm mát nhanh cho trẻ. Lau mát 2 giờ 1 lần, mỗi lần không quá 30 phút. Sau khi ngưng lau mát 10 phút mới đo lại nhiệt độ cho trẻ. Ðắp khăn ướt ở những vùng có mạch máu lớn nằm sát da như cổ, nách, bẹn.
     - Dùng thuốc hạ sốt dạng nhét hậu môn để tránh ảnh hưởng đường thở trong trường hợp co giật khi sốt có sốt cao hơn 38,50C.
    - Nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu để được điều trị sớm phòng tránh cơn co giật tái phát



Cần có cách xử lý đúng khi trẻ bị sốt co giật

Chẩn đoán và điều trị sốt co giật như thế nào

        Trước khi chẩn đoán sốt cao co giật ở trẻ sơ sinh và trẻ em, các bác sĩ có thể sẽ kiểm tra co giật có gây ra bởi các nguyên nhân khác không. Ví dụ, nếu bác sĩ nghi ngờ trẻ bị viêm màng não có thể cần thiết để kiểm tra các dấu hiệu của nhiễm trùng trong dịch não tủy. Ngoài ra, các bác sĩ thường thực hiện các xét nghiệm khác như kiểm tra máu và nước tiểu để xác định nguyên nhân sốt của trẻ.
        Trẻ co giật do sốt cao thường không cần phải nhập viện. Nếu các cơn co giật kéo dài hoặc đi kèm với một nhiễm trùng nghiêm trọng, hoặc nếu nguồn nhiễm trùng không thể xác định, bác sĩ có thể khuyên các bé phải nhập viện để theo dõi.

Phòng ngừa sốt co giật như thế nào?

        Nếu trẻ sốt hầu hết sẽ được phụ huynh hạ sốt bằng paracetamol hoặc ibuprofen, mặc dù không có nghiên cứu chứng minh rằng điều này sẽ làm giảm nguy cơ của một cơn động kinh.
       Kéo dài thời gian sử dụng thuốc chống co giật bằng đường uống như phenobarbital và valproate để ngăn ngừa co giật do sốt thường không được khuyến khích vì nó có nhiều tác dụng phụ cho trẻ.
       Ngoài ra, khi trẻ mới bị sốt nên cho con uống thật nhiều nước, hoặc chất điện giải bù nước, cởi bớt quần áo trên người bé, nới rộng quần áo, đặt trẻ nằm ở nơi thông thoáng mát. Không được mặc quá nhiều quần áo hoặc ủ ấm trẻ quá kín.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0962.546.541 để được tư vấn





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét