Benhdongkinh

Benhdongkinh

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

CHẾ ĐỘ ĂN CHO TRẺ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý

         Rối loạn tăng động giảm chú ý ( ADHD) là một bệnh lý phổ biến ở trẻ. Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý biểu hiện ở chỗ trẻ không lúc nào ngồi yên một chỗ mà luôn tay luôn chân vận động không ngừng. Trẻ thường sờ vật này, bốc vật nọ, chạm vật kia, leo trèo chạy nhảy nên dễ làm hỏng đồ vật, vất vả cho cha mẹ và người lớn trông chừng và có nguy cơ bị tai nạn thương tích. Ngược lại trẻ khó tập trung trong việc học hay một việc tỉ mỉ nào đó, trẻ thường không kiên trì và mau chán nên thường có kết quả học kém, hay được phê là cá biệt. Những trẻ này cũng thường kèm theo triệu chứng khó ngủ.
Điều trị thường quy bao gồm tâm lý và hành vi trị liệu kết hợp với dùng thuốc.Trong những năm gần đây, các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn có liên quan đến chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ và có thể góp phần trong việc phòng chống bệnh này.

Chế độ ăn có liên quan đến chứng rối loạn tăng động giảm chú ý

Dưới đây là chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý:

Thực phẩm nên ăn

1.  Chế độ ăn giàu protein
          Các thực phẩm như  đậu, phô mai, trứng, thịt, pizza và các loại hạt có thể là nguồn cung cấp nhiều protein cho trẻ, ăn các loại thực phẩm vào buổi sáng và cho bữa ăn nhẹ sau giờ học. Nó có thể giúp cải thiện tập trung và có thể làm tăng thời gian tác dụng của thuốc ADHD.
         Lượng protein cần thiết tùy thuộc vào độ tuổi, thông thường trẻ em cần từ 24 đến 30 gram protein một ngày.

Protein cần thiết cho trẻ bị rối loạn tăng dộng giảm chú ý

2. Nhiều carbohydrate
Carbohydrate  có ở  các loại rau và một số trái cây, trong đó có cam, quýt, lê, bưởi, táo, và kiwi.Nên ăn lạo thực phẩm này vào buổi tối để cải thiện giấc ngủ cho bé.

3. Nhiều axit béo omega-3:
 Omega 3 có nhiều trong các loại cá biển như cá ngừ, cá hồi, cá trắng nước lạnh khác, có trong quả óc chó, dầu ô liu, dầu hạt cải. Đây là những chất cần thiết cho quá trình phát triển của não bộ, omega 3 cần thiết trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai, cho con bú và của trẻ nhỏ.
 Các axit béo omega 3 cũng có thể được bổ sung dưới dạng thuốc khi cần và có chỉ định của bác sĩ.

4. Bổ sung thực phẩm chứa sắt và kẽm

Cần bổ sung các thực phẩm chứa sắt và kẽm cho trẻ ADHD
         Thiếu hụt các khoáng chất này thường xảy ra ở trẻ sinh non tháng, nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai, mẹ bị thiếu máu trước khi mang thai, mẹ biếng ăn do nghén, suy dinh dưỡng ở phụ nữ trước khi mang thai, trẻ biếng ăn, chỉ uống sữa nhiều mà không chịu ăn. Trẻ có thể thiếu sắt tương đối do nhu cầu sắt tăng cao ở trẻ bình thường dưới 5 tuổi.
        Ngoài chức năng tạo máu của sắt, sắt và kẽm còn là tiền chất của hơn vài trăm enzym trong cơ thể. Các khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong phát triển hệ thần kinh và trí tuệ của trẻ. Thiếu hụt các khoáng chất này không chỉ liên quan đến rối loạn tăng động giảm tập trung mà còn làm giảm trí thông minh của trẻ.
        Sắt và kẽm có nhiều trong thực phẩm động vật, đặc biệt là thịt đỏ như thịt heo, bò, gan, cật... Nên cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm trong tuần kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C trong rau, trái cây để hấp thu tốt sắt và kẽm.

Nên hạn chế các loại thực phẩm sau:
    1. Đường và những đồ ăn ngọt

         Một số trẻ trở nên hiếu động sau khi ăn kẹo hoặc thức ăn có đường khác mặc dù không có bằng chứng cho thấy rằng đây là một nguyên nhân gây ra ADHD. Đối với các chất dinh dưỡng tổng thể tốt nhất, thức ăn có đường nên chỉ có một phần nhỏ trong chế độ ăn uống của trẻ.
Ngoài ra tiêu thụ nhiều đường đơn cũng làm gia tăng nguy cơ hạ đường huyết nhanh chóng ở trẻ do kích hoạt gia tăng nội tiết tố insulin. Hạ đường huyết sau khi dùng đường đơn làm thiếu hụt glucose - nguyên liệu chính cho não hoạt động - khiến ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.

      2. Cafein và những chất kích thích
 Các nghiên cứu cho thấy một lượng nhỏ cafein có thể làm giảm bớt một số triệu chứng ADHD ở trẻ em, tuy nhiên tác dụng phụ của caffeine có thể lớn hơn nhiều so với lợi ích đó. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo với trẻ bị ADHD nên hạn chế dùng hoặc tránh hoàn toàn các chất có chứa cafein

3. Tránh phụ gia thực phẩm và thực phẩm nguy cơ dị ứng cao

Các chất bảo quản làm tăng nguy cơ rối loạn tăng động

         Các phụ gia thực phẩm, nhất là loại tạo màu cho thực phẩm và các chất giúp bảo quản thực phẩm có thể làm gia tăng nguy cơ rối loạn tăng động giảm tập trung, do đó cần hạn chế nếu có thể ở những trẻ đã mắc bệnh này. Khi cần thiết, cha mẹ nên loại trừ những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao trong thực đơn của trẻ.

        Giống như những đứa trẻ khác trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý đều cần có một chế độ ăn uống lành mạnh.Tuy nhiên trẻ bị ADHD có thể gặp nhiều khó khăn trong ăn uống vì một số lý do, thứ nhất thuốc có thể làm giảm sự thèm ăn của trẻ, thứ hai những đứa trẻ này rất hiếu động cho nên chúng cần nhiều năng lượng và calo hơn những đứa trẻ khác, thứ ba đa số trẻ em đều thích ăn ngọt vì vậy nếu ăn quá nhiều đồ ngọt có thể làm thay đổi tâm trạng của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét