Benhdongkinh

Benhdongkinh

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐỘNG KINH

        Ðộng kinh là một rối loạn thần kinh thường gặp. Thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ động kinh trên thế giới hiện nay dao động từ 0,5 - 1% dân số, 50 trường hợp trên 100.000 dân. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, tỷ lệ mới mắc của động kinh trong một năm là 100/100.000 người.
Mặc dù không có chế độ dinh dưỡng chuyên biệt để làm giảm các cơn động kinh, song bệnh nhân vẫn cần tuân thủ một chế độ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng mà bác sĩ chuyên khoa đã tính toán.

Chế độ ăn ở người bị động kinh

        Người bị động kinh cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ để duy trì tình trạng sức khỏe chung, như folat (có trong trái cây và rau tươi hay hơi chín), calcium và magnesium (nhiều nhất trong các sản phẩm sữa), vitamin B12 (có trong sữa và thịt), vitamin K (rau xanh và các hạt ngũ cốc), vitamin D (trong dầu cá, thịt, sữa và được sản xuất trong cơ thể nhờ tiếp xúc ánh nắng mặt trời
Nếu người bệnh động kinh có các bệnh lý khác như tiểu đường thì cần tuân thủ chế độ ăn theo bệnh lý đó.


Thực phẩm giàu can xi tốt cho người bị động kinh

Ảnh hưởng của thuốc chống động kinh lên các chất dinh dưỡng

        Một số thuốc chống động kinh có thể làm giảm một số chất dinh dưỡng trong cơ thể như vitamin D, vitamin K, calcium, magnesium, manganese, sodium và folat. Tuy nhiên, ở đa số người bệnh dùng thuốc chống động kinh thì vấn đề này thường nhẹ và không nguy hiểm. Một số người bệnh dễ bị thiếu các vitamin như: người dùng thuốc chống động kinh liều cao, dùng nhiều thuốc chống động kinh, người già, trẻ đang phát triển, phụ nữ có thai, người nghiện rượu và những người ăn uống kém. Do vậy, đối với những đối tượng này cần cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt.

Làm thế nào để tránh thiếu hụt các chất dinh dưỡng?
        Cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp. Ăn đủ và đúng bữa. Cần được khám và kiểm tra bởi các bác sĩ. Tránh tự dùng các thuốc đa sinh tố mà không có lời khuyên của bác sĩ vì trong một số trường hợp nếu dùng quá nhiều các sinh tố có thể gây tác dụng ngược lại.

Rượu và thuốc lá
- Người bệnh động kinh cần kiêng rượu vì rượu dễ làm xuất hiện các cơn động kinh hơn, đặc biệt đối với một số hội chứng động kinh và ngăn cản tác dụng của các thuốc chống động kinh. Rượu còn có thể làm nặng hơn các tác dụng phụ do thuốc chống động kinh. Rượu có thể gây ra các cơn động kinh ở những người uống rượu nhiều, kéo dài nhưng ngưng uống rượu đột ngột. Ngoài ra, rượu còn làm giảm trí nhớ do vậy người bệnh dễ quên việc uống thuốc chống động kinh.
- Thuốc lá không ảnh hưởng đến các cơn động kinh, tuy nhiên khi người bị động kinh hút thuốc mà có cơn động kinh có thể gây cháy nhà do thuốc lá.

Chế độ ăn sinh ceton

       Một chế độ dinh dưỡng đặc biệt được dùng để điều trị động kinh gọi là chế độ ăn sinh ceton (ketogenic diet).
Bình thường cơ thể dùng năng lượng qua việc tiêu thụ glucose (chất đường, bột) từ thức ăn. Tuy nhiên, cơ thể không dự trữ được một lượng lớn glucose mà chỉ có thể dự trữ để dùng trong 24 giờ. Khi một người không ăn trong 24 giờ (thời điểm bắt đầu chế độ ăn), thường được thực hiện trong bệnh viện, họ sẽ tiêu thụ hết năng lượng từ glucose dự trữ. Nếu glucose không được cung cấp thêm thì cơ thể sẽ bắt đầu tiêu thụ lượng mỡ dự trữ và đó là quá trình của chế độ ăn sinh ceton. Chế độ ăn này lấy 80% năng lượng từ mỡ, năng lượng còn lại từ protein và carbohydrat.
Vì vậy để không ảnh hưởng đến kết quả điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ nạp đủ lượng thức ăn và nước uống mà  bác sĩ chuyên khoa đã tính toán cẩn thận cho mỗi người. Chế độ ăn như vậy có thể làm giảm các cơn động kinh ở một số bệnh nhân mặc dù cơ chế tác dụng của nó vẫn chưa được hiểu rõ. Chế độ ăn này thường được chỉ định dùng cho trẻ bị động kinh dưới 16 tuổi và không đáp ứng với các thuốc chống động kinh. Các tác dụng phụ có thể gặp là mất nước, táo bón, sỏi thận, sỏi mật, viêm tụy, loãng xương, rối loạn kinh nguyệt.

Dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai bị động kinh

        Phụ nữ mang thai bình thường cần bổ sung thêm nhiều vitamin và các chất khác vì nhu cầu dinh dưỡng cho “hai người”. Đối với người bị động kinh thì nhu cầu này cao hơn bình thường vì một số thuốc chống động kinh làm giảm một số chất quan trọng như folat, vitamin K. Khi folat giảm thì khả năng bào thai bị dị tật sẽ gia tăng, do vậy phải cung cấp đủ folat trước khi mang thai và trong suốt quá trình mang thai. Liều folat thông thường là từ 0,4 - 4 mg (folat làm giảm nguy cơ khiếm khuyết thai nhi từ 60 - 70%). Khi vitamin K giảm có khả năng gây xuất huyết ở trẻ sơ sinh. Để tránh hiện tượng thiếu vitamin K, người mẹ cần dùng 10 mg vitamin K mỗi ngày trong tháng cuối thai kỳ.


Hoàng Nam

Để được tư vấn về bệnh động kinh hãy gọi  0962.546.541

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

KHÁT KHAO LÀM MẸ TỪ NGƯỜI PHỤ NỮ BỊ BỆNH ĐỘNG KINH

       Tôi là một người phụ nữ cũng không còn trẻ, dù đã có một gia đình hạnh phúc nhưng tuổi 29 qua đi và như bao phụ nữ khác tôi luôn khao khát được làm mẹ, chỉ có điều tôi là một người từng mắc bệnh động kinh.
        Câu chuyện của tôi bắt đầu từ một cơn co giật, nó đến bất chợt một cách lạ thường. Hôm đó vào một buổi sáng, khi đang ngồi đọc sách trước hiên nhà, bỗng nhiên tay tôi giật từng cơn khiến cuốn sách rơi xuống sàn, đầu óc choáng váng, xây xẩm mặt mày,.. Người nhà vội đưa tôi đi cấp cứu, lúc đầu các bác sĩ nghĩ có thể do lượng đường trong máu tôi bị hạ đột ngột và cho đơn thuốc uống.
        Nhưng tháng tiếp theo, số cơn co giật xảy ra ngày một nhiều hơn, thậm chí lúc đang đi trên đường và cả ngay khi đang ngủ. Tôi thực sự không biết đã xảy ra chuyện gì, tôi quyết định đi kiểm tra sức khỏe một lần nữa, nhưng lần này là chuyên khoa thần kinh. Và vô cùng bất ngờ khi nhận được kết luận rằng “Tôi bị động kinh“.
        Đó là một cú sốc kinh hoàng với tôi, tôi làm sao có thể chấp nhận nổi, cuộc sống của tôi gần như bị đảo lộn.
      
 


Cuộc sống thay đổi hoàn toàn khi bị động kinh

        Tôi đã không thể tự làm việc, không thể đi tự mua sắm, không muốn tiếp xúc nơi đông người mà thay vào đó là ở một mình vào bất cứ thời điểm nào vì cơn co giật luôn có thể xảy ra. Thêm vào đó là dùng tới 4 loại thuốc điều trị, có lẽ do tác dụng phụ đã khiến tôi rơi vào tình trạng ảo giác, hoang tưởng. Với tôi thời gian này thật là khủng khiếp!
        Hơn 1 năm sau đó, tôi cũng lập gia đình, tôi may mắn khi có một người chồng luôn quan tâm, anh ấy tìm mọi cách chữa bệnh cho tôi, tôi đã thử rất nhiều loại thuốc nhưng bệnh không đỡ, các cơn co giật vẫn tái diễn khiến tôi mệt mỏi và gần như kiệt sức. Cuối cùng để điều trị bệnh của mình tôi đã phải thực hiện phẫu thuật kết hợp dùng thuốc chống động kinh, thật tuyệt vời trong khoảng thời gian 8 tháng tôi đã không còn bị lên cơn co giật nào nữa.
        Chúng tôi đã lấy nhau được gần 5 năm, cũng như bao phụ nữ khác tôi  luôn khao khát được làm mẹ. Và “tôi muốn có thai”.




Hỏi ý kiến bác sỹ trước khi mang thai

          Tôi biết điều quan trọng trong quá trình mang thai là tránh dùng thuốc  vì  một số loại thuốc và cơn động kinh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, vì vậy tôi phải nói chuyện với bác sỹ về kế hoạch muốn sinh con của mình và họ đã phải cân nhắc rất kỹ những rủi ro trong việc giảm liều lượng của thuốc.
        Tôi bắt đầu uống acid folic và bỏ dần thuốc chống động kinh đang dùng, sau khi ngừng thuốc một thời gian thì tin vui đã đến với gia đình tôi. Sức khỏe vẫn ổn định và thậm chí tôi còn không bị ốm nghén hành hạ.
         Nhưng vào thời điểm thai được 10 tuần, bệnh động kinh tái phát, cứ 10 ngày lại xuất hiện cơn co giật một lần. Tôi thực sự rất lo lắng cho em bé nên thường xuyên phải siêu âm, kiểm tra tình trạng sức khỏe cả hai mẹ con. Khi đến tuần thứ 32 các cơn co giật diễn ra nhiều hơn, bác sỹ đã phải chỉ định cho tôi một loại thuốc để kiểm soát tần suất và mức độ cơn động kinh đồng thời không làm ảnh hưởng đến thai nhi.

 


Thường xuyên kiểm tra sức khỏe mẹ và con

        Cuối thai kỳ tôi thực sự rất mệt mỏi, tôi ngủ nhiều đến mức có thể ngủ ngay tại phòng tắm. Bác sỹ khuyên tôi không nên sinh mổ vì khoảng thời gian hồi phục sẽ lâu hơn sinh thường đồng thời nên nhập viện để được theo dõi. Ngày dự sinh đã đến, tôi liên tiếp lên cơn co giật, chỉ trong 17giờ chuyển dạ mà đã có tới 4 cơn. Nhờ sự cố gắng của các y bác sĩ, bé con của tôi đã chào đời, tôi hạnh phúc không gì tả xiết. Và bây giờ con gái tôi đã được 2 tuổi, cháu khỏe mạnh và phát triển rất bình thường như bao đứa trẻ khác.

 
Con gái tôi khỏe mạnh và phát triển bình thường ( ảnh minh họa)

        Các bạn biết đấy, phụ nữ ai cũng khao khát được làm mẹ. Với  phụ nữ bị động kinh vẫn thường được khuyên nên không có thai, vì việc điều trị bằng thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, với cách chuẩn bị mang thai kỹ càng và cẩn thận, bạn vẫn có thể trải qua một thai kỳ suôn sẻ và khỏe mạnh để đón bé con chào đời.
Thanh Hà

Để được tư vấn về bệnh động kinh hãy gọi cho chúng tôi 0962.546.541




Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Cộng hưởng An Tức Hương và Câu Đằng trong hỗ trợ điều trị bệnh động kinh

          An Tức Hương (Bezonium) là nhựa cây Bồ Đề - Một loại cây được trồng nhiều ở Nepal, Ấn Độ, Tây Nam Trung Quốc và Việt Nam. Từ lâu An Tức Hương đã được sử dụng trong y học cổ truyền chủ trị các chứng co giật, chân tay co quắp - hay theo cách gọi của dân gian là kinh phong. Đặc biệt, An Tức Hương được coi như là bài thuốc đầu tay của các lương y đối với những trường hợp động kinh ở trẻ nhỏ. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc năm 2011 - cho thấy nhựa cây Bồ Đề có hiệu quả rất tích cực trong việc giúp an thần và chống co giật (1). Việc sử dụng An Tức Hương cho trẻ em từ lâu đời, cùng với các bằng chứng của khoa học hiện đại chính là cơ sở mấu chốt, củng cố thêm niềm tin của các nhà khoa học để tiếp tục lựa chọn và phát triển sử dụng An Tức Hương như một giải pháp hiệu quả và an toàn cho người bệnh động kinh.



Câu Đằng - Thành phần quan trọng trong Egaruta có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh động kinh

      Bên cạnh An Tức Hương, Câu Đằng cũng là một thảo dược truyền thống được Trung Quốc được sử dụng để điều trị các rối loạn co giật. Thêm vào đó, các nghiên cứu hiện đại cũng một lần nữa khẳng định vững chắc hơn về hiệu quả chống co giật của Câu Đằng. Tại Trung Quốc, bên cạnh kết quả một nghiên cứu tiền đề cho thấy tác dụng chống co giật của Câu Đằng, với thành phần chính là Rhynchophylline (RP), có liên hệ mật thiết với vai trò dọn dẹp các gốc tự do của nó (2). Một nghiên cứu sâu hơn vào năm 2013 cũng đã làm rõ vai trò chống co giật của Câu Đằng và RP thông qua các nghiên cứu về gen và miễn dịch. Xuất phát của nghiên cứu này chính từ mối liên quan giữa phản ứng viêm với bệnh động kinh - vốn được các nhà khoa học ví như "một cái vòng luẩn quẩn". Có nghĩa là, trong khi động kinh gây ra các phản ứng viêm ở hệ thống thần kinh trung ương, thì chính các phản ứng viêm này lại cũng  khiến tế bào thần kinh dễ bị kích thích, làm tăng cả tần số và thời gian cơn co giật (3). Trong nghiên cứu này, các tác giả hướng đến tác dụng chống co giật của Câu Đằng và RP thông qua sự ức chế Interleukin-1 [beta] - là một trung gian hòa giải quan trọng trong các phản ứng viêm và hoạt động của BDNF - một protein kích thích sự phát triển các tế bào thần kinh và ổn định dẫn truyền thần kinh. (4)



An Tức Hương giúp hỗ trợ điều trị động kinh ở trẻ nhỏ

      Với hiệu quả đã được khẳng định của cả An Tức Hương và Câu Đằng với bệnh động kinh, việc kết hợp An Tức Hương và Câu Đằng đang mở ra kì vọng tạo nên một sự cộng hưởng mạnh mẽ, vừa giúp giảm tần suất, giảm mức độ các cơn co giật, vừa đảm bảo an toàn, giảm bớt các tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị, đưa người bệnh động kinh dần trở lại với cuộc sống bình thường.

-----------------------------------------
TPCN Cốm Egaruta – Giải pháp mới hỗ trợ điều trị bệnh động kinh

       TPCN Cốm Egaruta với sự kết hợp của cả Đông và Tây y, giúp tăng cường nồng độ GABA trong não, đồng thời sử dụng Magie, Taurine kết hợp với các thành phần thảo dược An tức hương, Câu đằng, giúp bảo vệ và tăng cường chức năng não bộ giúp làm giảm tần suất và mức độ các cơn động kinh.
Để được tư vấn về bệnh động kinh hãy gọi cho chúng tôi theo số 0962.546.541



Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

SỐT CO GIẬT Ở TRẺ EM

        Trẻ bị sốt cao co giật chưa được coi là động kinh, vì bệnh động kinh có đặc điểm co giật tái diễn mà không được kích hoạt bởi sốt. Nếu sốt cao co giật lần đầu trước 6 tháng tuổi hoặc dưới 5 tuổi thì chưa thể khẳng định rằng trẻ sẽ bị động kinh.

Sốt cao co giật là gì?

        Co giật do sốt cao là hiện tượng co giật do một cơn sốt gây nên thường gặp ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, từ 3 tháng đến 5 tuổi vì não của trẻ chưa phát triển đầy đủ và rất nhạy cảm với các rối loạn nhiệt độ. Khi sốt cao, đặc biệt là nhiệt độ lớn hơn 39.2 (đo ở hậu môn) sẽ kích thích não của trẻ nhỏ và gây khởi phát một cơn co giật.Trong cơn co giật do sốt, đứa trẻ thường mất cảm giác, giật cả chân tay và toàn bộ cơ thể.Trường hợp ít phổ biến hơn, trẻ trở nên co cứng hoặc co giật một phần cơ thể, chẳng hạn như một cánh tay hoặc một chân, hoặc bên phải hoặc chỉ bên trái. Hầu hết các cơn co giật do sốt kéo dài một hoặc hai phút, một số trường hợp xảy ra trong vài giây, có trường hợp kéo dài hơn 15 phút, thậm chí hơn một tiếng.



Sốt co giật thường gặp ở trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi.

Điều gì làm cho sốt cao co giật ở trẻ dễ bị tái phát

        Một vài yếu tố làm tăng nguy cơ sốt cao co giật dễ bị tái phát là sốt thường xuyên, thành viên trong gia đình có tiền sử co giật do sốt. Nếu co giật xảy ra ngay khi cơn sốt bắt đầu hoặc khi nhiệt độ tương đối thấp thì nguy cơ tái phát sẽ cao hơn. Thời gian co giật ban đầu dài hay ngắn không ảnh hưởng đến nguy cơ tái phát co giật do sốt.

Sốt co giật có tiến triển thành động kinh không?

        Sốt co giật ở trẻ là điều lo lắng cho các bậc phụ huynh, đại đa số các cơn sốt co giật là ngắn hạn và vô hại. Không có bằng chứng cho thấy sốt cao co giật ngắn gây tổn thương não và trẻ vẫn có khả năng phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên một số ít có nguy cơ tiến triển thành động kinh sau một hoặc vài lần sốt cao co giật.  
        Nói cách khác khoảng 95% trẻ em từng bị sốt co giật không tiến triển thành bệnh động kinh, tuy nhiên một số ít trẻ em bao gồm cả những người bị bại não, chậm phát triển não, hoặc bất thường về thần kinh khác sẽ có nguy cơ phát triển thành bệnh động kinh. Ngoài ra, trẻ có cơn co giật kéo dài trên một giờ hoặc co giật tái phát trong vòng 24h thì cũng có nguy cơ cao phát triển thành động kinh.




Sốt co giật ở trẻ có thể tiến triển thành động kinh

Cần phải làm gì khi trẻ bị sốt co giật

            Bạn hãy bình tĩnh và đừng nên hốt hoảng vì đa số các cơn co giật chỉ kéo dài dưới 5 phút và hiếm khi gây hại đến sức khỏe của trẻ. Cũng không nhất thiết phải mang trẻ đến bệnh viện ngay mà hãy dành thời gian để thực hiện các biện pháp khẩn cấp sau đây:
        - Ghi nhớ thời gian bắt đầu cơn co giật để xác định chính xác khoảng thời gian cơn co giật. Ðây là điều quan trọng trong việc đánh giá độ nặng của sốt cao co giật. Nếu cơn co giật kéo dài 10 phút thì nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
       - Để ngăn ngừa chấn thương do tai nạn, nên đặt trẻ trên một bề mặt bằng phẳng như nền hoặc sàn nhà.
      - Ðặt trẻ ở tư thế nằm ngửa và đầu nghiêng về một bên hoặc cho trẻ nằm nghiêng một bên để đường thở thông suốt (tránh nghẹt đàm dãi). Tuyệt đối không cho trẻ ăn uống gì trong lúc bị co giật.
      - Hạ sốt càng nhanh càng tốt vì sẽ làm rút ngắn cơn co giật: Cởi bỏ quần áo, lau mát toàn thân, tốt nhất là nước ấm để làm mát nhanh cho trẻ. Lau mát 2 giờ 1 lần, mỗi lần không quá 30 phút. Sau khi ngưng lau mát 10 phút mới đo lại nhiệt độ cho trẻ. Ðắp khăn ướt ở những vùng có mạch máu lớn nằm sát da như cổ, nách, bẹn.
     - Dùng thuốc hạ sốt dạng nhét hậu môn để tránh ảnh hưởng đường thở trong trường hợp co giật khi sốt có sốt cao hơn 38,50C.
    - Nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu để được điều trị sớm phòng tránh cơn co giật tái phát



Cần có cách xử lý đúng khi trẻ bị sốt co giật

Chẩn đoán và điều trị sốt co giật như thế nào

        Trước khi chẩn đoán sốt cao co giật ở trẻ sơ sinh và trẻ em, các bác sĩ có thể sẽ kiểm tra co giật có gây ra bởi các nguyên nhân khác không. Ví dụ, nếu bác sĩ nghi ngờ trẻ bị viêm màng não có thể cần thiết để kiểm tra các dấu hiệu của nhiễm trùng trong dịch não tủy. Ngoài ra, các bác sĩ thường thực hiện các xét nghiệm khác như kiểm tra máu và nước tiểu để xác định nguyên nhân sốt của trẻ.
        Trẻ co giật do sốt cao thường không cần phải nhập viện. Nếu các cơn co giật kéo dài hoặc đi kèm với một nhiễm trùng nghiêm trọng, hoặc nếu nguồn nhiễm trùng không thể xác định, bác sĩ có thể khuyên các bé phải nhập viện để theo dõi.

Phòng ngừa sốt co giật như thế nào?

        Nếu trẻ sốt hầu hết sẽ được phụ huynh hạ sốt bằng paracetamol hoặc ibuprofen, mặc dù không có nghiên cứu chứng minh rằng điều này sẽ làm giảm nguy cơ của một cơn động kinh.
       Kéo dài thời gian sử dụng thuốc chống co giật bằng đường uống như phenobarbital và valproate để ngăn ngừa co giật do sốt thường không được khuyến khích vì nó có nhiều tác dụng phụ cho trẻ.
       Ngoài ra, khi trẻ mới bị sốt nên cho con uống thật nhiều nước, hoặc chất điện giải bù nước, cởi bớt quần áo trên người bé, nới rộng quần áo, đặt trẻ nằm ở nơi thông thoáng mát. Không được mặc quá nhiều quần áo hoặc ủ ấm trẻ quá kín.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0962.546.541 để được tư vấn





Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

8 QUAN ĐIỂM SAI LẦM VỀ BỆNH ĐỘNG KINH

         Bệnh động kinh có thể ảnh hưởng đến hoạt động xã hội, tâm thần và cơ thể của người bệnh và ảnh hưởng này có thể nặng nề hơn do những quan điểm sai lầm của nhiều người trong xã hội.

1. Nếu đã từng có một cơn co giật có nghĩa là đã bị bệnh động kinh

       Co giật là một sự kiện kịch phát do sự phóng điện bất thường, quá mức, đồng bộ từ một nhóm neuron của hệ thần kinh trung ương. Những cơn co giật có thể biểu hiện thay đổi từ một hành động co giật mạnh đến một hiện tượng rất khó nhận bởi người quan sát.
        Bệnh động kinh được định nghĩa khi có những cơn co giật tái phát  theo một tiến trình cơ bản lặp đi lặp lại. Thông thường một bệnh nhân được chẩn đoán là động kinh khi có ít nhất hai cơn động kinh tái diễn. Vì vậy, không phải cơn co giật nào cũng được liệt vào bệnh động kinh như co giật do rượu, do mất ngủ hay do một loại  thuốc mới… những vấn đề này không liên quan đến bệnh động kinh.


Bị co giật chưa hẳn là bị động kinh

2. Những người bị bệnh động kinh là bị bệnh tâm thần .

         Bệnh tâm thần là bệnh do rối loạn hoạt động não bộ gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm...Bệnh tâm thần điển hình bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống và hành vi gây nghiện. Mặc dù sẽ có những triệu chứng tương tự với bệnh tâm thần khi bị mắc bệnh lâu dài nhưng bệnh động kinh không phải là một bệnh tâm thần. Hầu hết với người bị bệnh động kinh ngoại trừ những lúc lên cơn họ mất ý thức, còn bình thường họ vẫn sinh hoạt và phát triển như người bình thường.

3. Những người bị bệnh động kinh sẽ không thông minh như những người bình thường

        Thực tế người bệnh động kinh vẫn có khả năng học tập và làm việc như những người bình thường ngoài những cơn động kinh. Với trẻ em, trí tuệ của  bé vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, hoặc điều trị không đúng cách dẫn tới tình trạng không khống chế được cơn co giật thì lâu dần, trẻ sẽ bị thiểu năng trí tuệ, rối loạn hành vi tác phong.

4. Động kinh chỉ phát triển ở trẻ em

        Thực tế bệnh động kinh có thể xuất hiện ở bất cứ ai hay bất cứ lứa tuổi nào dù là trẻ nhỏ, người trưởng thành cho đến những người cao tuổi.  
     



  Động kinh phát triển ở mọi lứa tuổi

5. Khi bị lên cơn động kinh nên ép một vật gì đó vào miệng

        Thực tế không bao giờ được đặt bất cứ thứ gì vào miệng một người nếu họ đang lên cơn động kinh. Điều này thực sự có thể làm tổn thương họ. Không vắt nước chanh nhỏ vào miệng bệnh nhân vì không có tác dụng cắt cơn và nước chanh sẽ chảy vào khí quản gây khó thở.
        Giữ đầu người bệnh nghiêng sang một bên, đồng thời nới lỏng quần áo người bệnh, giữ tư thế người bệnh thoải mái, không cố định quá chặt. Theo dõi “trông chừng liên tục”, rất cần tiếp xúc thân mật ngay sau khi người bệnh ra khỏi cơn co giật vì lúc này người bệnh chưa tỉnh hẳn, dễ có hành vi vô ý gây nguy hiểm và tạo cho họ cảm giác an toàn

6. Phụ nữ bị động kinh không thể hoặc không nên mang thai

        Thực tế bệnh động kinh thường không ảnh hưởng đến phụ nữ có thai và cũng có thể không ảnh hưởng về sự phát triển của một đứa trẻ. Đối với những phụ nữ được kiểm soát cơn động kinh tốt, việc có con là hoàn toàn có thể và hầu hết họ đều mang thai và sinh con bình thường. Tuy nhiên, nguy cơ cho con chủ yếu do cơn co giật và thuốc chống co giật. Cơn co giật có thể gây các tổn thương làm cho đứa trẻ có “nguy cơ bị chậm phát triển về sau hoặc nặng nề hơn là thai lưu (tỷ lệ rất nhỏ). Có thể giảm thiểu rủi ro vấn đề này bằng cách tham khảo ý kiến bác điều trị bệnh để có hướng dẫn và chỉ định thích hợp.


      
      Phụ nữ bị bệnh động kinh có thể có thai bình thường

7. Những người bị bệnh động kinh có con sẽ bị bệnh động kinh

        Về vấn đề di truyền của bệnh lý động kinh, người ta nhận thấy nguy cơ bị động kinh ở trẻ có cha,mẹ, anh, chị, em mắc bệnh động kinh là 4-8%; có cao hơn so với các trẻ không có người  thân bị bệnh động kinh (1-2%). Tuy nhiên con số này không quá cao, và còn tùy thuộc vào thể loại bệnh động kinh.

8. Những người bệnh động kinh không thể có một cuộc sống bình thường.

        Thực tế bệnh động kinh có thể ảnh hưởng đến lối sống và tinh thần người bệnh, nhưng điều đó có thể thay đổi được, quan trọng là họ ý thức được vấn đề này, họ không được bi quan và mặc cảm vì bệnh. Gia đình và người thân nên quan tâm và khích lệ để họ có thể trở lại cuộc sống bình thường sau những cơn động kinh.
   
      Hội thảo khoa học: giải pháp mới giúp 
      hỗ trợ điều trị bệnh động kinh

Lời kết:
         Có thể nói cần có những chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng phù hợp, nhằm cung cấp thông tin, kiến thức đầy đủ về bệnh động kinh, qua đó giúp cho mọi người dân cải thiện tình trạng phân biệt đối xử, cũng như những quan niệm sai lệch đối với người bệnh động kinh là rất cần thiết.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0962.546.541 để được tư vấn!