Benhdongkinh

Benhdongkinh

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG Ở TRẺ - CẦN CHÚ Ý!

Rối loạn tăng động, giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, biểu hiện điển hình là những hành vi hiếu động quá mức đồng thời trẻ có dấu hiệu suy giảm khả năng chú ý trong quan sát và trong hành động. Đôi khi vì quá bận bịu lo lắng về kinh tế khiến các bậc phụ huynh chủ quan mà không biết rằng con em mình đang gặp phải vấn đề sức khỏe. Rối loạn tăng động có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập, lao động cũng như gây rào cản trong giao tiếp, quan hệ xã hội.

Rối loạn tăng động có phổ biến?
          Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, cứ 100 trẻ thì có khoảng 3 đến 5 trẻ mắc chứng rối loạn tăng động, triệu chứng có thể xuất hiện trước tuổi lên 7. Độ tuổi phổ biến nhất là từ 8 đến 11 tuổi, tỷ lệ mắt phải ở nam cao gấp 3 lần nữ. Tuy nhiên khi trưởng thành bệnh có xu hướng giảm dần, tỷ lệ 1% khi đến tuổi 20 và 0,5% khi bước sang tuổi trung niên. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu tương đối quy mô trên 1.594 học sinh ở hai trường tiểu học tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là 3,01%.
Rối loạn tăng động, khi nào cần chú ý?
          Tại Việt Nam, chứng tăng động dường như còn ít người biết đến hoặc do không để ý, mặc dù có đôi chút lo lắng nhưng không biết đó là bệnh, nhiều bậc phụ huynh còn nhầm tưởng cho rằng con ngỗ nghịch, hiếu động như vậy sau này lớn lên sẽ năng động, thông minh. Chính vì sự chủ quan như vậy nên không ít trường hợp chẩn đoán muộn gây ra khó khăn trong điều trị.


          Bên cạnh đó, việc chẩn đoán phân biệt chứng tăng động với một số chứng bệnh khác liên quan đến rối loạn hành vi như tự kỷ cũng là một điều khó khăn và cần được làm một cách hết sức cẩn thận. Mặc dù trẻ mắc chứng tăng động vẫn có nhu cầu về các mối quan hệ và giao tiếp gia đình, xã hội nhưng trẻ sẽ có những biểu hiện vận động tăng bất thường đi kèm với phản ứng hung hăng và khả năng chú ý giảm sút, trẻ sẽ thiếu sự kiên trì trong các hoạt động đòi hỏi sự tham gia của nhận thức và có khuynh hướng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác nhưng không hoàn thành hoạt động nào cả, kết hợp với hoạt động quá mức, thiếu tổ chức và kém điều tiết. Trẻ không có khả năng tự chủ do đó không thể tự lập kế hoạch, tổ chức cũng như hoàn thành những hoạt động phức tạp. Kết quả học tập của trẻ không tốt mặc dù IQ khá cao.

Hậu quả để lại khi trẻ bị tăng động
        Đối tượng mắc chứng tăng động, giảm chú ý đa phần đều gặp phải ở trẻ em, do vậy việc học tập của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, không tập trung nghe giảng, không làm bài tập, kết quả giảm sút. Hơn nữa, trẻ dễ bị tai nạn vì hoạt động quá mức, thiếu suy nghĩ trong hành động. Các quan hệ giao tiếp thiếu kiềm chế, thiếu thận trọng và dè dặt, chính vì vậy trẻ thường không được các trẻ khác thừa nhận và có thể bị cô lập. Đồng thời sẽ dẫn đến rối loạn về nhận thức và các trạng thái chậm phát triển đặc hiệu về vận động, ngôn ngữ đi kèm. Trên 30% trẻ bị tăng động giảm chú ý tiếp tục trải qua rối loạn này ở thời kỳ trưởng thành, có nhiều khó khăn về nghề nghiệp, giảm hiệu quả lao động, dễ bị kích thích và gây hấn, tính tình ngang bướng, cục cằn, lập dị....


Giải pháp cho trẻ tăng động, giảm chú ý
          Do trẻ đang trong thời kỳ phát triển, do đó, gia đình và nhà trường cần cố gắng giúp trẻ kiểm soát và điều chỉnh hành vi của mình, giúp đỡ trẻ trong việc học tập, giao tiếp xã hội. Tăng động giảm chú ý là một hội chứng bệnh lý, tuỳ từng trường hợp có thể kết hợp điều trị thuốc với các liệu pháp tâm lý. Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến với các cơ sở chuyên khoa càng sớm càng tốt, điều này giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện tình hình của trẻ.
       Trước thực trạng đó, TPCN Cốm Egaruta ra đời, đây là một giải pháp toàn diện giúp trẻ có thể ổn định được cảm xúc và giảm chứng tăng động một cách hiệu quả. Egaruta chứa các thành phần từ thảo dược như An tức hương, Câu đằng giúp an thần nhưng không gây ngủ, đồng thời kết hợp với GABA, Taurine, Magie clorua giúp ổn định điện thế màng tế bào, giảm sự hưng phấn quá mức của thần kinh trung ương, do vậy sẽ giúp làm giảm sự hoạt động quá mức của cơ thể trẻ.
Hãy nhấc máy lên và liên hệ theo số 0962.546.541 để chia sẻ và nhận được những lời tư vấn bổ ích về các vấn đề liên quan đến chứng co giật, tăng động mà con bạn đang gặp phải!
Phương Thùy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét